Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Ngày nay, nông sản được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia và các doanh nghiệp Việt Nam luôn đảm bảo chất lượng để xuất khẩu nông sản. Hôm nay hãy cùng Sky Queen điểm qua 7 bước cơ bản để xuất khẩu nông sản.
Bước 1: Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, công ty xuất khẩu cần phải kiểm tra sản phẩm nông sản phải đảm bảo về chất lượng theo quy định của nước nhập khẩu. Và sản phẩm nông sản bạn dự định xuất sang phải được nước nhập khẩu chấp nhận.
Bước 2: Thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch
Một số yêu cầu cần phải thỏa mãn trước khi nhập khẩu nông sản vào thị trường của đối tác:
Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ
- Kiểm dịch thực vật
- Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn
- Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật.
- Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa
Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thù cần phải chú ý thêm những điều dưới đây:
- Thời gian thu hoạch nông sản đủ
- Thời gian đóng hàng
- Thời gian làm kiểm dịch thực vật
- Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..
- Thời gian vận chuyển
Tất cả các thời gian trên cần phải khớp với nhau, để đảm bảo hàng hóa nông sản không bị hư hỏng và đạt được chất lượng hàng tốt nhất.
Ở bước này rất quan trọng, đánh giá được việc mặt hàng có thể xuất khẩu đi không? Nếu không làm tốt ở khâu này có thể làm có hàng bị hư hỏng, không xuất khẩu được. Hàng hư hỏng khi không xuất khẩu được không những mất tiền hàng mà có phát sinh nhiều chi phí khác để xử lý hàng hư hỏng như chi phí xử lý hàng hư, chi phí vận chuyển ngược trở lại Việt Nam…
Bước 3: Các loại chứng từ cho hàng nông sản xuất khẩu
Khi xuất khẩu hàng nông sản, cần chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây:
- Hóa đơn bán hàng (Commercial Invoice)
- Hóa đơn đỏ
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing List)
- Chứng nhận kiểm tra chất lượng
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
- Giấy chứng nhận hung trùng (Phyto)
- Hợp đồng xuất khẩu nông sản (Sale Contract)
Đối với những hàng nông sản tạm nhập – tái xuất thì cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu lúc nhập khẩu do chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 cấp.
Tất cả các hồ sơ nói trên đều được mang đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Đối với doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu thì cần mời cán bộ về tận kho để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra. Còn nếu doanh nghiệp đã nhiều lần xuất khẩu thì chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng với lúc nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Sau khi hoàn tất các bước thì tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch tại phòng kế toán.
Bước 4: Chuẩn bị giao hàng
Chuẩn bị giao hàng nông sản thì doanh nghiệp cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiến hàng book space tại các hàng tàu. Đóng hàng vào container và chuẩn bị việc khai báo hải quan xuất khẩu.
Bước 5: Khai báo hải quan
Việc khai báo hải quan sẽ dựa vào số liệu lúc doanh nghiệp bạn đóng hàng rồi tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai, tiếp theo sẽ là thông quan hàng hóa, thanh lý và vô sổ tàu.
Lưu ý: Việc hạ container ở bãi xuất hàng của cảng, mở tờ khai, thanh lý và vô sổ tàu phải được hoàn thành trước giờ đóng cửa thể hiện trên booking confirmation.
Bước 6: Thủ tục thông quan
Cùng với việc làm thủ tục thông quan cho lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hay nói cách khác là người xuất khẩu nông sản phải gửi chi tiết bill và submit VGM cho hãng tàu mà doanh nghiệp book trước đó trước 2 ngày tàu chạy để hãng tàu soạn Draft Bill.
Nếu hóa đơn nháp đúng với những gì 2 bên thỏa thuận thì hãng tàu sẽ tiến hành xuất hóa đơn chính và gửi bản scan trước cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, còn bản chính sẽ được giao cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên hãng tàu.
Hãng tàu còn nộp hóa đơn nháp và chứng thư kiểm dịch bản nháp cho cơ quan kiểm dịch để cơ quan kiểm dịch cấp chứng thư kiểm dịch thực vật bản gốc.
Bước 7: Làm C/O và gửi bộ chứng từ sang nước nhập khẩu
Soạn hồ sơ xin C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý XNK và nhận C/O gốc.
Sau khi bộ chứng từ đầy đủ và tùy vào tình hình, điều kiện thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ tiến hành xuất trình hồ sơ gốc đến cho ngân hàng (L/C, D/P, D/A) hoặc gửi trực tiếp đến người nhập khẩu( T/T).
DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN.
Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phong đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
+ ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng.
- Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép….
- Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế.