HIỆP ĐỊNH RCEP LÀ GÌ?
HIỆP ĐỊNH RCEP. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực ( Regional Comprehensive Economic Partnership gọi tắt là RCEP) là một hiệp định nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa các nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Việc đàm phán RCEP được tiến hành từ 05/2013, đến cuối năm 2019 cơ bản hiệp định đã được hoàn tất nhưng cũng tại thời điểm này Ấn độ đã tuyên bố rút khỏi hiệp định.
Ngày 15/11/2020 hiệp định chính thức được kí kết tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 được tổ chức tại Hà Nội và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.
Từ sau ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. với mục tiêu hội nhập sâu hơn vào các nền kinh tế Đông Nam Á và Đông Bắc Á, hiệp định RCEP đã đặt ra các yêu cầu khá cao đối với hải quan về thủ tục, quy trình và hiệu quả hoạt động. Tổng số các nước tham gia hiệp định này chiếm đến 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới. mục tiêu của hiệp định là thiết lập 1 nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời nó còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu. RCEP được kì vọng sẽ điều tiết lại được nền kinh tế thế giới cũng như kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía Châu Á.
THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CỦA RCEP:
Hiệp định kinh tế RCEP dự kiến sẽ tạo ra được một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và kì vọng sẽ xóa bỏ được tới 90% thuế quan trong vòng 20 năm tới. Chính vì vậy hiệp định thương mại này chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội với các nước thành viên trong đó có Việt Nam.
Được đánh giá là một nước sẽ nhận được rất nhiều cơ hội lợi ích từ RCEP bởi vì hầu hết các nước tham gia vào hiệp định thương mại này đều có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam như nông nghiệp, thủy sản. RCEP kì vọng sẽ giúp Việt Nam khẳng định và tăng cường vị thế thương mại.
RCEP là hiệp định thương mại tự do duy nhất hội tụ các nước đa dạng và không đồng nhất, với các nước có nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản , các nước có nền kinh tế có thu nhập cao như Singapore, Newzeland, Brunei, Australia , các nước có nền kinh tế công nghiệp hóa như Hàn Quốc, các nước có mức thu nhập trung bình nhưng lại có nguồn tài nguyên lớn như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Phillipines và các nền kinh tế có thu nhập thấp như Campuchia, Lào, Myanmar.
ASEAN là trung tâm của hiệp định RCEP. Tương lai RCEP sẽ thay thế tất cả các FTA ASEAN+1. Hiện ASEAN và Trung Quốc đã có kí kết hiệp định và ASEAN cũng là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc nhưng RCEP kì vọng sẽ ảnh hưởng tích cực và giúp cho chuỗi giá trị này tăng cao.
Cuối cùng là RCEP có khả năng tiếp cận rất lớn vì sẽ loại bỏ thuế quan đối với gần như 90% hàng hóa giao dịch. So với các hiệp định thương mại khác như CPTPP gây khó khăn cho các doanh nghiêp Việt Nam về các điều kiện để tự tuyên bố xuất xứ thì ở RCEP quy tắc xuất xứ lại là một điểm cộng vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Quy tắc xuất xứ này có giá trị trong toàn bộ khu vực địa lý RCEP, quy định mạnh mẽ hơn về thương mại dịch vụ và đầu tư nước xuyên biên giới cũng như có rất nhiều quy tắc mới tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA RCEP VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
Cơ hội:
- Đầu tiên là RCEP sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn tới thị trường đầu tư và xuất khẩu: nhờ vào sự hài hòa về quy tắc xuất xứ mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ có khả năng đáp ứng được rất nhiều các điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan. Từ đó sẽ gia tăng thị trường xuất khẩu, nâng cao mức tăng trưởng GDP.
Bởi vì trước đây khi chưa có hiệp định RCEP, rất nhiều sản phẩm của Việt nam nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc không đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Nay sau khi đã kí kết hiệp định, thì cả hai nước này đều nằm trong RCEP nên vấn đề quy tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế đã trở nên rất dễ dàng. Ngoài ra các quy tắc đơn giản hóa trong quy trình và chi phí xuất nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng tỷ suất lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Cụ thể ở mặt hàng dệt may thì trong khi hiệp định thương mại tự do trước đó giữa Việt Nam và Nhật Bản( VJFTA) hay là ASEAN – Nhật Bản (AJFTA) đều yêu cầu về quy tắc xuất xứ hai công đoạn. Nghĩa là vải phải được sản xuất trong khu vực ASEAN hoặc Nhật Bản thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan. Nhưng với RCEP thì Việt nam có thể nhập vải từ bất cứ đâu, chỉ cần cắt may tại Việt Nam ( chuyển đổi chương sản phẩm) thì đã có thể được hưởng ưu đãi thuế khi xuất vào Nhật Bản.
- Cơ hội thứ hai là mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn ( là đầu vào sản xuất) và máy móc thiết bị hiện đại: khi RCEP có hiệu lực thì nguồn nguyên liệu Việt Nam nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN+5 sẽ được xem như là nguồn nguyên liệu của Việt Nam khi xuất khẩu qua các nước có kí kết hiệp định song phương và đa phương với Việt Nam. Và việc cắt giảm 10% các chi phí thương mại, nguồn nguyên liệu dệt may lớn từ Trung Quốc , Nhật Bản, Hàn Quốc còn cho phép Việt nam có cơ hội được mở rộng khả năng đáp ứng các tiêu chí xuất xứ để và có thể tiếp cận được thị trường tiêu dùng giàu có.
- Tiếp theo là giúp Việt Nam tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, giúp hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ . thị trường RCEP gần như bao trùm toàn bộ chuỗi sản xuất của các loại hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh như các sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến,…với các đối tác là nguồn cung nguyên liệu lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc,..
- Cuối cùng là cắt giảm các chi phí giao dịch và hưởng môi tkrường kinh doanh thân thiện hơn: trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra sự đứt gãy giữa các chuỗi cung ứng toàn cầu. Thì RCEP xuất hiện sẽ tạo ra cơ hội rất lớn trong tạo nên chuỗi vận hành và cung ứng mới. RCEP sẽ là thị trường có mức độ phát triển kinh tế mạnh nên nhu cầu rất lớn. Nhờ vào việc cải cách các quy định, ưu đãi thuế quan được cải thiện, quy tắc xuất xứ nội khối dễ áp dụng, các quy trình về hải quan cũng được thống nhất, đơn giảm hóa các thủ tục hành chính tất cả những cải cách này sẽ đem lại giá trị cao cho nền kinh tế Việt Nam. Giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư quốc tế, góp phần gia tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
Thách thức :
bên cạnh các lợi ích và cơ hội thì Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.
- Thách thức lớn nhất của Việt Nam đó chính là sự cạnh tranh về hàng hóa. Vì RCEP là khu vực tập trung rất nhiều các đối thủ tục cạnh tranh trực tiếp với Việt nam, có thể nói đây cũng là khu vực mà Việt Nam nhập siêu nhiều nhất. Rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực RCEP có các sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn rất nhiều so với Việt Nam. Nhất là đối với thị Trường Trung Quốc, các nhà sản xuất của việt Nam buộc phải cạnh tranh với các sản phẩm có giá thành thấp hơn rất nhiều. Điều đó buộc các sản xuất ở Việt Nam phải giảm giá, giảm lợi nhuận để cạnh tranh với các chuỗi cung ứng lớn này.
- Thứ hai là áp lực về sự thâm hụt thương mại gia tăng: hàng hóa Việt nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu, trong khi việc cải thiện vị trí trong chuỗi cung ứng mức độ tham gia cung cấp thương mại lớn đều nằm ở RCEP. Việc thâm hụt với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang gia tăng do nhu cầu nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp FDI đang tăng. Trong khi khả năng xuất khẩu hàng tiêu dùng việt nam vào các đối tác trong khu vực còn hạn chế vì các mặt hàng này có sự tương đồng khá lớn.
- Tiếp theo là khó có thể cùng đạt được mức độ mở cửa thị trường chung: RCEP sẽ làm tăng độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam nhưng nó cũng đồng thời làm gia tăng sự phụ thuộc vào một số đối tác kinh tế lớn cũng như là phụ thuộc vào một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Vì trong bối cảnh kinh tế diễn biến phúc tạp hiện nay thì sự phụ thuộc này sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam
- Cuối cùng là những khó khăn và hạn chế của nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều bất cập. Thách thức trong việc giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm, nguồn lực tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại, các hàng rào phi thuế quan, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước và vùng lãnh thổ đã bị thu hẹp , trong khi việc này sang những nước khác thì sẽ cần phải có thời gian để thích nghi.
C/O form RCEP:
C/O mẫu RCEP là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Được quy định rõ theo thông tư 05/2022/TT-BCT ban hành ngày 18/02/2022 và có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 04/04/2022.
Quy tắc xuất xứ:
Theo thông tư 05/2022/TT-BCT quy định về các quy tắc xuất xứ như sau:
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi:
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên.
- Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, đáp ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Cụ thể có các quy tắc xuất xứ như sau:
- Quy tắc xuất xứ thuần túy.
- Quy tắc xuất xứ toàn bộ PE.
- Quy tắc hàm lượng giá trị khu vực RVC.
- Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTC.
- Quy tắc De- minimis.
- Quy tắc phản ứng hóa học CR.
DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN THỰC THI HIỆP ĐỊNH RCEP:
Hiệp định RCEP có hiệu lực với các nước:
- Brunei, Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zeland vào ngày 01/01/2022.
- Hàn Quốc vào ngày 01/02/2022.
- Malaysia vào ngày 18/03/2022.
Bộ hồ sơ xin cấp C/O form RCEP:
Hồ sơ đăng kí giấy chứng nhận xuất xứ RCEP bao gồm:
- Đơn xin cấp C/O RCEP.
- Mẫu C/O RCEP ( đã được điền đầy đủ thông tin).
- Tờ khai hải quan xuất khẩu.
- Hóa đơn thương mại.
- Danh sách đóng gói.
- Vận đơn.
- Bảng giải trình quy trình sản xuất.
- Bảng kê nguyên vật liệu.
- Tờ khai hải quan nhập khẩu ( đối với các nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ nước ngoài).
- Hóa đơn mua bán nội địa ( đối với nguyên liệu mua trong nước).
- Và Các chứng từ khác.
Và C/O form RCEP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 04/04/2022 cho hàng hóa từ Việt Nam xuất vào các nước thành viên này của hiệp định RCEP và ngược lại.
Cuối cùng hiệp định thương mại tự do RCEP hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế khu vực. Theo đó năm 2030 sẽ làm tăng thu nhập bình quân khoảng 0.6% cho toàn khu vực. Và đặc biệt đối với Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích rất nhiều từ RCEP, dự kiến GDP của Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng thêm khoảng 4.9% và xuất khẩu sẽ tăng 11.4% đến năm 2030. Tuy nhiên bên cạnh đó sẽ còn rất nhiều khó khăn và thách thức vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu rõ các điều luật để tận dụng hết các cơ hội mà RCEP mang lại.
📢⛔THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA QUÝ KHÁCH, CÓ THỂ SẼ CÓ SỰ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC SO VỚI THÔNG TIN BÀI VIẾT. TRƯỚC KHI THƯC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÝ KHÁCH HÀNG HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT, TRÁNH CÁC PHÁT SINH KHI HÀNG HÓA THÔNG QUAN TẠI CỬA KHẨU.
💯💯 DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN 👑👑👑
✊ Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
✊ Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
💥💥 💥ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- 👉Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng. 🏭
- 👉Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác. ✍️
- 👉Dịch vụ khai thuê hải quan. 🚧
- 👉Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép…. 📃
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế. 🚢
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế. ✈
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế. 🚛
- 👉Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế. 📦
💢💢💢BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- 👉Ủy thác thương mại
- 👉14 câu hỏi xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện
- 👉Lần đầu nhập khẩu bạn cần làm gì