Logistics là gì? 17 hoạt động Logistics theo luật pháp Việt Nam.

Logistics là gì? Vai trò của Logistics trong thương mại?
Logistics là gì? Vai trò của Logistics trong thương mại?

Trong thời đại của chúng ta đang sống việc lưu thông hàng hóa trong chuỗi cung ứng toàn cầu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thương mại. Vậy Logistics là gì? Nó có đóng góp gì trong việc lưu thông hàng hóa? Hãy cùng Sky Queen tìm hiểu nhé.

Logistics là gì?

 Khái niệm Logistics ra đời tại Châu Âu vào khoảng thế kỷ XVIII, thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ hoạt động của bổ phận những người có trách nhiệm sắp xếp hợp lý các hoạt động trong quân đội. Hoạt động này là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các thủ tục để vận chuyển và lưu trữ hiệu quả và hiệu quả hàng hóa bao gồm các dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ với mục đích phù hợp với yêu cầu. Nó bao gồm các công việc sau:

  • Lập kế hoạch đầu cuối.
  • Mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
  • Sản xuất , đóng gói hàng hóa.
  • Phân phối, cấp phát hàng hóa.
  • Vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện.
  • Kho bãi lưu trữ và chung chuyển hàng hóa.
  • Bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì sản phẩm.
  • Kiểm soát các thủ tục và lưu trữ thông tin.

Như vậy Logistics hay còn gọi là công tác Hậu Cần là một phần gắn liền mật thiết trong chuỗi Cung-Ứng, là chất kết nối các chuỗi Cung-Ứng lại với nhau.

Định nghĩa Logistics theo Luật Thương Mại của Quốc Hội Việt Nam.

Bộ Luật Thương Mại năm 2005 tại Mục 4 điều 233 Quy Định: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Làm rõ phạm vi hoạt động của Dịch Vụ Logistics.

Để làm rõ về phạm vi hoạt động của Dịch Vụ Logistics, năm 2017 Chính Phủ đã ra Nghị Định Số: 163/2017/NĐ-CP. Tại Điều 3: Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm 17 hoạt động:

  1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
  2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
  3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
  4. Dịch vụ chuyển phát.
  5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
  6. 6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
  7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
  8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
  9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
  10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
  11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
  12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
  13. Dịch vụ vận tải hàng không.
  14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
  15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
  16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
  17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
Các loại phương tiện được sử dụng trong ngành Logistics
Các loại phương tiện được sử dụng trong ngành Logistics

Lĩnh vực và hoạt động của dịch vụ Logistics thương mại.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ngành Hậu cần Logistics càng thể hiện được vai trò kết nối thị trường. Hoạt động này như chiếc cầu nối cho việc dịch chuyển hàng hóa trên các tuyến vận tải chuyển đến các thị trường đúng yêu cầu về mặt thời gian và địa điểm báo trước.

Logistics không đơn thuần là vận tải – giao nhận, mỗi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có một  khái niệm về Logistics cho riêng mình nhằm phù hợp với từng ngành nghề.

Logistics trong thương mại là quá trình tối ưu hóa thời gian di chuyển, phương tiện, lưu trữ kho bãi. Đầu vào của chuỗi cung ứng là nguyên vật liệu của nhà sản xuất, thông qua trung gian thương mại và cuối cùng là đầu ra là các sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ngành Logistics phát triển giúp các doanh nghiệp giảm tối đa chi phí vận hành, có nhiều sự lựa chọn và phương án vận hành. Từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Điều này giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Toàn cầu hóa đang diễn ra, khi các nền kinh tế ngày càng tiến sát lại gần nhau hơn, mở cửa nhiều hơn, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ sẽ thúc đẩy quá trình giao thương và giá trị thương mại giữa các thị trường tăng cao, lúc này những nền kinh tế có hạ tầng kỹ thuật tốt cùng mạng lưới ngành Logistics hoàn chỉnh sẽ có nhiều lợi thế trong phát triển chiếm lĩnh thị trường.

logistics la gi sky queen 750 x 450
Logistics trong “Kỷ Nguyên Số “

Tầm quan trọng của Logistics trong chuỗi cung ứng.

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sự hiểu biết về nhu cầu giữa các thị trường đã được mở rộng. Các mối liên hệ thương mại song phương giữa nhà cung cấp và khách hàng được rút ngắn. Trong sự phát triển nhanh chóng của thương mại toàn cầu, dịch vụ Logistics là cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến phương tiện vận chuyển đến các thị trường theo đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. 

Một nền kinh tế phát triển được đánh giá thông qua cơ sở hạ tầng của dịch vụ Logistics, bao gồm đường xá, bến bãi và sự đa dạng của phương thức vận chuyển. Theo thống kê chi phí cho hoạt động Logistics chiếm từ 10% đến 33% GDP, những con số này cho thấy chi phí cho Logistics là rất lớn.

Chúng ta có thể thấy hệ thống dịch vụ Logistics hoàn chỉnh sẽ góp phần tăng hiệu quả khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.Giá thành sản phẩm được cấu thành từ chi phí sản xuất cộng với chi phí lưu hành sản phẩm, trong chi phí lưu hành Logistics chiếm tỷ trọng rất lớn nó bao gồm:

  • Đóng gói: Ngoài việc đóng gói bao bì sản phẩm các kiện hàng trước khi đưa lên các phương tiện vận tải đều phải được đóng gói theo tiêu chuẩn của phương thức vận tải quy định.
  • Kho bãi: Kho bãi là nơi chung chuyển hàng hóa, trên một tuyến vận tải các điểm chung chuyển này đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lưu lượng hàng hóa.
  • Vận tải: Phương thức vận tải được lựa chọn tạo điều kiện cho khách hàng tối ưu chi phí và thời gian theo đúng nhu cầu.
  • Quản lý: Thực hiện các thủ tục, đáp ứng các quy trình, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin, thông báo chi tiết lộ trình và tình hình thực tế của chuỗi hoạt động.

Trong thực tế ngành Logistics có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống và các lĩnh vực hoạt động sinh hoạt sản xuất của xã hội. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ điểm lược những ý chính, trong các bài viết tiếp chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào các hạng mục và phương thức chi tiết trong lĩnh vực này. Cảm ơn các bạn đã đọc nếu có ý kiến đóng góp và các câu hỏi cần tư vấn xin gửi thông tin và liên hệ với chúng tôi.

VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN.

Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phong đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.

 

Comments are closed.

Translate »
// // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // //