NHẬP KHẨU CÁ KOI . Cá Koi còn được gọi là Nishikigoi- cá chép giấm hay cá chép Koi, là loại cá tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, tài lộc, sức mạnh và sự kiên trì khi đối mặt với nghịch cảnh. Cá Koi cũng là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản và bản sắc đất nước Nhật Bản.
Thực tế cho thấy nước này đã xuất khẩu cá Koi với trị giá gần 44 triệu đô la Mỹ vào năm 2021 và ở 1 số nông trại tỉnh Hiroshima, khoảng 95% số cá Koi là để xuất khẩu đi nước ngoài. Có thể thấy loại cá này rất được yêu thích ở các quốc gia ở châu Á và châu Âu.
Hiện nay có 24 loại giống cá koi được ghi nhận và mỗi loại đều mang nhiều màu sắc , cách nhận dạng khác nhau.
Cá Koi là động vật sống vì vậy thủ tục nhập khẩu cũng sẽ được quy định khá chặt chẽ, doanh nghiệp cần nắm rõ để tránh các rắc rối phát sinh khi thông quan hàng hóa.
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CÁ KOI:
Khác với các mặt hàng thông thường đồ dùng, máy móc hay quần áo thì cá koi được xem như động vật sống, được xếp vào danh sách các loài động vât, thực vật hoang dã theo thông tư 04/2016/TT- BNNPTNT quy định trong phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các động thực vật hoang dã nguy cấp.
Và cũng theo thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định mặt hàng cá koi thuộc đối thượng cần phải được kiểm dịch thủy sản.
Trước tiên để nhập khẩu được loại cá này về Việt Nam, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Đăng kí kiểm tra địa điểm nuôi cách ly
Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng kí trên cổng thông tin 1 cửa quốc gia gửi hồ sơ đến cho cục thú y, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng kí kiểm tra địa điểm cách ly kiểm dịch
- Health certificate
- Hợp đồng thương mại
- GPKD
Sau khi tiếp nhận hồ sơ cục sẽ gửi văn bản yêu cầu chi cục thú y vùng xuống kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn và tiêu chí như yêu cầu và sẽ ra biên bản xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch.
Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu:
Doanh nghiệp sẽ tiến hành xin giấy phép nhập khẩu tại chi cục thú y vùng. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Biển bản báo cáo đủ điều kiện vệ sinh thú ý nơi nuôi cách ly kiểm dịch
- Đơn xin giấy phép
Sau đó cơ quan kiểm dịch sẽ kiểm tra địa điểm nuôi chứa và ra văn bản đồng ý cho phép nhập khẩu cá Koi.
Tiếp theo sau khi hàng về đến, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ kiểm dịch như sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Danh sách đóng gói
- Vận đơn
- Chứng nhận xuất xứ
- Healthy certificate
- Đơn đăng kí kiểm dịch động vật
Mã hs code và thuế nhập khẩu cá koi.
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam quy định cá koi thuộc nhóm 0301.
Thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%, nếu có C/O form AJ thì thuế nhập khẩu giảm còn 2% , có C/O form VJ thuế nhập khẩu giảm còn 4%.
Vì vậy khi nhập khẩu doanh nghiệp cần yêu cầu người bán cung cấp các chứng nhận xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan thấp nhất.
Về VAT là 0% theo quy định tại luật thuế số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016.
BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU CÁ KOI NỘP CHO HẢI QUAN:
Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai nhập khẩu.
- Hợp đồng thương mại.
- Hóa đơn thương mại.
- Danh sách đóng gói.
- Vận đơn.
- Chứng nhận xuất xứ.
- Đơn đăng kí kiểm dịch động vật.
Doanh nghiệp tiến hành mang cá về bảo quản, Sau 2-3 ngày cán bộ kiểm dịch sẽ xuống cơ sở để kiểm tra thực tế đúng theo tiêu chuẩn yêu cầu thì sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Sau đó doanh nghiệp nộp lại cho hải quan và tiến hành thông quan hàng hóa.
LƯU Ý KHI NHẬP CÁ KOI :
Cá koi là loại mặt hàng có trị giá cao và tính chất bảo quản cũng khá khó khăn. Vì vậy doanh nghiệp khi nhập khẩu cần phải chuẩn bị kĩ về các chứng từ để tránh các phát sinh làm kéo dài thời gian thông quan làm tổn thất khi hàng còn chưa về đến kho
Theo nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác. Nội dung nhãn mác bao gồm:
- Xuất xứ của hàng hóa.
- Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
- Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa được qui định tại phụ lục I của nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
📢⛔THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA QUÝ KHÁCH, CÓ THỂ SẼ CÓ SỰ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC SO VỚI THÔNG TIN BÀI VIẾT. TRƯỚC KHI THƯC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÝ KHÁCH HÀNG HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT, TRÁNH CÁC PHÁT SINH KHI HÀNG HÓA THÔNG QUAN TẠI CỬA KHẨU.
💯💯 DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN 👑👑👑
✊ Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
✊ Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
💥💥 💥ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- 👉Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng. 🏭
- 👉Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác. ✍️
- 👉Dịch vụ khai thuê hải quan. 🚧
- 👉Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép…. 📃
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế. 🚢
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế. ✈
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế. 🚛
- 👉Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế. 📦
💢💢💢BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- 👉Ủy thác thương mại
- 👉14 câu hỏi xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện
- 👉Lần đầu nhập khẩu bạn cần làm gì