NHẬP KHẨU CÁM MÌ. Cám mì được tạo ra trong quá trình xay xát là một trong 3 lớp cấu tạo nên hạt lúa mì. Trước đây cám mì được xem như một sản phẩm dư thừa, tuy nhiên cám mì là loại sản phẩm rất giàu các hợp chất, khoáng chất thực vật và là nguồn chất xơ tuyệt vời. cám mì còn có thể được sử dụng để làm gia tăng Hương vị cho bánh mì, bánh nướng xốp,…
Cám mì chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ tiêu hóa, ngăn chặn 1 số bệnh ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch,…
Theo số liệu thống kê thì sản lượng nhập khẩu cám mì của Việt Nam trong tháng 07/2022 đạt 29.3 nghìn tấn với trị giá khoảng 7.9 triệu USD tăng 18.3% về lượng và 38.5% về trị giá. Dự kiến sản lượng nhập khẩu sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Thị trường nhập khẩu cám mì đến từ các quốc gia như: Đài Loan, UAE, Pakistan, Tanzania, Indonesia,…
Có thể thấy được tiềm năng tiêu dùng của mặt hàng này khá lớn, Vậy để nhập khẩu cám mì về Việt Nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CÁM MÌ:
Chính sách nhập khẩu cám mì được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định cám mì không nằm trong danh mục cấm hay hạn chế nhập khẩu vì vậy không cần xin giấy phép.
Tuy nhiên theo thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về danh mục thực vât thuộc diện cần phải kiểm dịch thì mặt hàng cám mì chưa qua chế biến cần phải được kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu
Ngoài ra, theo nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định 15/2018/NĐ-CP đối với cám mì đã qua chế biến có thể sử dụng ngay thì khi nhập khẩu về doanh nghiệp cần phải làm tự công bố và kiểm tra ATTP khi nhập khẩu.
- Bộ hồ sơ đăng kí kiểm dịch thực vật cám mì bao gồm:
- Phiếu đăng ký (theo mẫu).
- Bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
- Tờ khai nhập khẩu
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Danh sách đóng gói
- Vận đơn
- Chứng nhận xuất xứ
Bộ hồ sơ tự công bố mặt hàng cám mì đã qua chế biến có thể sử dụng ngay.
- Giấy phép đăng kí kinh doanh.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại nơi sx.
- Mẫu nhãn chính , nhãn phụ sản phẩm.
- Bản tự công bố sản phẩm.
Bộ hồ sơ kiểm tra ATTP bao gồm:
- Giấy đăng kí kiểm tra ATTP nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
- Bộ hồ sơ tự công bố.
- Hợp đồng thương mại.
- Hóa đơn thương mại.
- Danh sách đóng gói.
- Vận đơn.
- Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Chứng nhận xuất xứ ( nếu có).
Mã hs code và thuế nhập khẩu cám mì.
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam quy định mặt hàng cám mì thuộc nhóm 2302.
Khi nhập khẩu thì doanh nghiệp phải chịu 2 loại thuế là thuế NK và VAT.
Thuế NK là 0%.
Và theo Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định hàng hóa chịu thuế GTGT 5% trong đó có: “sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; thủy sản, hải sản đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế làm sạch, ướp đông, phơi sấy khô, bóc vỏ ở khâu kinh doanh thượng mại” thì VAT là 5%.
BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU CÁM MÌ NỘP CHO HẢI QUAN:
Theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Hợp đồng thương mại.
- Hóa đơn thương mại.
- Danh sách đóng gói.
- Vận đơn.
- Chứng nhận xuất xứ.
- Chứng nhận kiểm dịch thực vật ( bản gốc).
- Đăng kí kiểm tra vệ sinh ATTP.
LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU CÁM MÌ:
Giấy tờ quan trong khi nhập khẩu cám mì mà doanh nghiệp cần lưu ý là bản gốc Phytosanitary được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu.
Nếu cám mì mà doanh nghiệp nhập về là dạng đã qua chế biến và sử dụng được ngay, có nhãn mác , thương hiệu, hạn sử dụng,… thì cần phải thực hiện tự công bố trước khi nhập khẩu về. nếu không làm trước thì khi hàng về sẽ mất khá nhiều thời gian để mang hàng đi test để làm tự công bố này, sẽ tốn thêm thời gian và chi phí để hàng lưu tại kho tại cảng.
Doanh nghiệp nhập khẩu cần yêu cầu nhà xuất khẩu phải hun trùng hàng hóa trước khi xuất đi, tránh tình trạng bị mọt xâm hại
Tất cả các loại hàng hóa khi xuất hay nhập khẩu cần phải dán nhãn vận chuyển ( shipping mark), theo Nghị định 111/2021/ NĐ- CP quy định shipping mark cần thể hiện các nội dung sau:
- Xuất xứ của hàng hóa.
- Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà Nhập khẩu.
- Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa.
📢⛔THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA QUÝ KHÁCH, CÓ THỂ SẼ CÓ SỰ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC SO VỚI THÔNG TIN BÀI VIẾT. TRƯỚC KHI THƯC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÝ KHÁCH HÀNG HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT, TRÁNH CÁC PHÁT SINH KHI HÀNG HÓA THÔNG QUAN TẠI CỬA KHẨU.
💯💯 DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN 👑👑👑
✊ Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
✊ Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
💥💥 💥ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- 👉Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng. 🏭
- 👉Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác. ✍️
- 👉Dịch vụ khai thuê hải quan. 🚧
- 👉Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép…. 📃
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế. 🚢
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế. ✈
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế. 🚛
- 👉Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế. 📦
💢💢💢BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- 👉Ủy thác thương mại
- 👉14 câu hỏi xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện
- 👉Lần đầu nhập khẩu bạn cần làm gì