THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI ÁP SUẤT ĐIỆN

NHẬP KHẨU NỒI ÁP SUẤT ĐIỆN. Nồi áp suất là thiết bị dùng để nấu chính thực phẩm một cách nhanh chóng, sản phẩm này có cơ chế hoạt động bằng cách tạo ra môi trường có áp suất cao bên trong nồi, làm tăng nhiệt độ nấu cao hơn thông thường. điều năng giúp thời gian nấu chín thức ăn được rút gọn, giữ được độ ẩm và Hương vị tốt hơn so với phương pháp nấu truyền thống.

Nồi áp suất có 2 dạng là nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện. đối với dạng nồi áp suất cơ thì cần được đun nóng bằng gas hoặc bếp điện, sau đó giữ hơi áp suất trong nồi để làm chín thực phẩm. trong khi đó loại nồi áp suất điện lại được ưa chuộng hơn hết vì tính tiện lợi, tự động ngắt và có rất nhiều chức năng khác

Nồi áp suất điện được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… tùy vào nhu cầu của thị trường muốn phân phối mà doanh nghiệp có thể chọn các sản phẩm nhập khẩu phù hợp.

Thủ tục nhập khẩu Nồi Áp Suất Điện - Sky Queen Logistics.
Thủ tục nhập khẩu Nồi Áp Suất Điện – Sky Queen Logistics.

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NỒI ÁP SUẤT ĐIỆN.

Chính sách nhập khẩu nồi áp suất điện được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:

Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 thì mặt hàng này không nằm trong danh mục hạn chế hay cấm nhập khẩu vì vậy không cần phải xin giấy phép.

Tuy nhiên theo quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2017 của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ về việc “ Công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của BKHCN” thì mặt hàng nồi áp suất điện cần làm kiểm tra chất lượng. Và theo thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/09/2009 thì mặt hàng này cần phải làm kiểm tra theo QCVN 04:2009/BKHCN.

Và theo quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc quyết định các danh mục cần dãn nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện thì măt hàng nồi áp suất điện dùng để nấu cơm cần phải được dán nhãn năng lượng trước khi được mang ra thị trường tiêu thụ

Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng nồi áp suất điện:

Kiểm tra chất lượng sẽ được đăng kí tại chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc sở khoa học công nghệ. Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng kí kiểm tra trên hệ thống một cửa quốc gia. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận xuất xứ.
  • Catalogue- tài liệu kĩ thuật của sản phẩm.

Sau khi có mã tiếp nhận hồ sơ, doanh  nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu và mã tiếp nhận để nộp cho hải quan đăng kí. Và xin mang hàng về bảo quản.

Doanh nghiệp sẽ liên hệ với các trung tâm thử nghiệm được bộ khoa học công nghệ chỉ định để thực hiện  test mẫu. Sau 07-10 ngày sẽ có kết quả test mẫu và chứng thư kiểm tra chất lượng. Doanh nghiệp tiến hành công bố hợp quy cho sản phẩm. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Bản đăng kí công bố hợp quy.
  • Catalogue- bản mô tả. tài liệu kĩ thuật của sản phẩm.
  • Ảnh sản phẩm.
  • Hướng dẫn sử dụng.
  • Chứng nhận hợp quy.
  • Nhãn chính , nhãn phụ sản phẩm.

Thời gian nhận được công bố là từ 5-7 ngày làm việc.

Thuế nhập khẩu và mã hs code nồi áp suất điện:

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu việt nam thì nồi áp suất điện thuộc nhóm 8516.

Khi nhập khẩu doanh nghiệp cần chịu 2 loại thuế: thuế nhập khẩu và VAT.

Thuế nhập khẩu là 20%, VAT 10%.

Khi nhập khẩu doanh nghiệp cần yêu cầu người bán cung cấp các chứng nhận xuất xứ để được hưởng các ưu đãi thuế quan thấp nhất.

BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU NỒI ÁP SUẤT ĐIỆN NỘP CHO HẢI QUAN ĐĂNG KÝ:

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận xuất xứ.
  • Catalogue.
  • Mã tiếp nhận kiểm tra chất lượng.

Quy trình xin cấp các loại giấy phép -Sky Queen Logistics

LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU NỒI ÁP SUẤT ĐIỆN:

Nồi áp suất điện khi nhập khẩu cần làm làm kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy và dán nhãn năng lượng nếu là loại nồi dùng để nấu cơm.

Nồi áp suất điện nằm trong danh mục hàng chịu rủi ro về giá vì vậy khi nhập khẩu có thể hải quan sẽ yêu cầu tham vấn giá.

Thông tin nhãn mác hàng hóa: theo nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của  nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác. Nội dung nhãn mác bao gồm:

  • Xuất xứ của hàng hóa.
  • Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
  • Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa theo qui định.

📢⛔THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA QUÝ KHÁCH, CÓ THỂ SẼ CÓ SỰ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC SO VỚI THÔNG TIN BÀI VIẾT. TRƯỚC KHI THƯC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÝ KHÁCH HÀNG HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT, TRÁNH CÁC PHÁT SINH KHI HÀNG HÓA THÔNG QUAN TẠI CỬA KHẨU.

💯💯 DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN 👑👑👑

✊ Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Hệ thống Dịch Vụ - Sky Queen Logistics
Hệ thống Dịch Vụ – Sky Queen Logistics

✊ Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.

💥💥 💥ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.

💢💢💢BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
// // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // //