03 phương thức thanh toán quốc tế cùng Sky Queen 2018

Các doanh nghiệp Việt Nam khi có dự định xuất khẩu hay nhập khẩu cần phải tìm hiểu các phương thức thanh toán quốc tế có lợi nhất cho mình. Bởi vì thanh toán quốc tế là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản giữa hai bên là bên mua và bên bán trong hoạt động giao thương hàng hóa giữa hai quốc gia.

Phương thức 1: Phương thức thanh toán chuyển tiền (remittance)

Phương thức thanh toán thương mại-chuyển tiền
Phương thức thanh toán thương mại-chuyển tiền

Đây là phương thức thanh toán quốc tế gây ra không ít rủi ro cho hai bên giữa người mua  (nhà nhập khẩu) và người bán (nhà xuất khẩu).

Đây là phương thức mà người mua hàng hóa (nhà nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng mà người mua mở tài khoản thanh toán quốc tế chuyển một số tiền nhất định cho người bán (nhà xuất khẩu) tại một địa điểm nhất định được ghi trong hợp đồng thương mại thể hiện cụ thể số tiền và thời hạn thanh toán. Tại thời điểm đó, người mua (nhà nhập khẩu) sẽ chuyển bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.

Trên thực tế có nhiều trường hợp nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.

Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt cọc, tạm ứng,…Do đó, là sự thương lượng giữa hai bên khi ký kết hợp đồng có thể yêu cầu người mua (nhà nhập khẩu) chuyển theo tỷ lệ 7-3 hay 5-5 là do hai bên.

Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:

  • Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền (chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào? Thanh toán phần còn lại tại thời điểm nào?…)
  • Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.
  • Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?

Phương thức 2: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)

Phương thức thanh toán thương mại-bảo lãnh thư
Phương thức thanh toán thương mại-bảo lãnh thư

Trong các phương thức thanh toán quốc tế, thanh toán thông qua dạng thư tín dụng được sử dụng khá phổ biến và an toàn nhằm bảo vệ hai bên là bên mua và bên bán. Đây là phương thức chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn.

L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.

–    Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”. Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.

Như vậy, ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.

Phương thức 3: Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)

Phương thức thanh toán thương mại-nhờ thu hộ
Phương thức thanh toán thương mại-nhờ thu hộ

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ các công cụ thanh toán (chủ nợ) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó từ phía người nợ.

Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm: hối phiếu (bill of exchange); kỳ phiếu (Promissory Note), séc quốc tế (International cheque), hóa đơn thu tiền (Financial Invoice).

Có hai phương thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ:

Phương thức thanh toán nhờ thu trơn (clean collection)

Nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán quốc tế áp dụng trong hợp mua bán hàng hóa ngoài nước mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một đặc điểm liên quan đến lợi ích của nhà xuất khẩu, cần đặc biệt lưu ý:

Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu, thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán.

Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.

Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức này.

Nếu áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…

Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)

Nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài nước mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.

Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một điểm cần lưu ý:

Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.

CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
// // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // //