NHẬP KHẨU MÁY MÓC CŨ CẦN LƯU Ý GÌ?

NHẬP KHẨU MÁY MÓC CŨ. Để đáp ứng cho các hoạt động sản xuất trong nước, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đẩy mạnh việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng để tiết kiệm các chi phí về đầu tư sản xuất.

Thường thì các loại máy này sẽ được nhập khẩu từ các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ,…

Máy móc đã qua sử dụng là loại hàng hóa đặc biệt, do đó thủ tục nhập khẩu sẽ được nhà nước quy định rất chặt chẽ. Vậy để nhập khẩu loại máy móc này, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì?

Thủ tục nhập khẩu Máy Móc Cũ - Sky Queen Logistics.
Thủ tục nhập khẩu Máy Móc Cũ – Sky Queen Logistics.

CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU MÁY MÓC CŨ.

Trước hết doanh nghiệp cần phải xác định đựơc máy móc cũ theo quy định của nhà nước là gì?

Theo quyết định 18/2019/QĐ-TTg thì máy móc thiết bị đã qua sử dụng là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế và là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và vận hành hoạt động.

Các điều kiện để nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng:

  • Đầu tiên doanh nghiệp cần tra cứu loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng có nằm trong danh mục cấm nhập khẩu hay không theo nghị định 69/2018/NĐ-CP.
  • Và cũng theo quyết định 18/2018/QĐ-TTg quy định Không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp sau:

Các nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.

Không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Chỉ cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các tiêu chí để nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng:

  • Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg.
  • Máy móc thiết bị Được sản xuất theo tiêu chuẩn:

Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

  • Ngoài ra đối với loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng mà vượt quá số tuổi theo quy định thì nếu đáp ứng các điều kiện sau: công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế thì doanh nghiệp vẫn được phép nhập khẩu với điều kiện là được bộ khoa học và công nghệ cấp phép phê duyệt.

Theo quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định, khi nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng với số năm tuổi theo quy định thì doanh nghiệp cần phải tiến hành làm chứng thư giám định, bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về máy móc cũ nhập khẩu và phụ lục đính kèm.
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Catalogue chi tiết của sản phẩm.

Bộ hồ sơ này sẽ được nộp cho bên trung tâm kiểm định được nhà nước cấp phép để kiểm tra và tiếp nhận.

  • Trường hợp máy móc thiết bị đã qua sử dụng mà vượt quá số tuổi quy định thì ngoài chứng thư giám định trên, doanh nghiệp còn cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ sau để nộp cho bộ khoa học và công nghệ để được cấp phép nhập khẩu:
  • Văn bản đề nghị cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg, theo đó giải trình về sự cần thiết phải nhập khẩu máy móc, thiết bị để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng và sự cần thiết của máy móc, thiết bị dự kiến nhập khẩu trong dây chuyền công nghệ;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp;
  • Chứng thư giám định được cấp bởi tổ chức giám định.

Mã hs code và thuế nhập khẩu của máy móc đã qua sử dụng:

Các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu sẽ thuộc vào chương 84, 85 theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam

Khi nhâp khẩu loại hàng hóa này doanh nghiệp cũng sẽ chịu 2 loại thuế là thuế NK và GTGT.

Thuế nhập khẩu sẽ từ 0-25% tùy theo loại máy móc mà doanh nghiệp nhập khẩu.

VAT từ 8~10%.

BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU MÁY MÓC ĐÃ QUA SỬ DỤNG NỘP CHO HẢI QUAN ĐĂNG KÍ:

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai nhập khẩu.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận xuất xứ ( nếu có).
  • Chứng thư giám định.
  • Giấy phép nhập khẩu của bộ khoa học và công nghê- đối với loại máy móc đã qua sử dụng vượt quá số tuổi quy định.
Quy trình xin cấp các loại giấy phép -Sky Queen Logistics
Quy trình xin cấp các loại giấy phép -Sky Queen Logistics

LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU MÁY MÓC ĐÃ QUA SỬ DỤNG:

Chỉ cho phép nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam, không cho phép thực hiện việc mua bán kinh doanh thương mại tại thị trường Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mang hàng về bảo quản thì doanh nghiệp cần phải nộp bổ sung chứng từ đầy đủ và hợp lệ theo quy định.

Doanh nghiệp cần lưu ý về chứng thư giám định cần phải có đầy đủ các nội dung sau thì mới được coi là hợp lệ:

  • Tên đầy đủ của thiết bị, số hiệu của thiết bị, chủng loại,…
  • Năm sản xuất máy móc.
  • Thời gian, địa điểm tiến hành công tác giám định.
  • Tình trạng của máy móc tại thời điểm làm giám định.
  • Phương pháp tiến hành giám định, quy trình giám định.
  • Tên gọi và số hiệu của qy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia.

Tất cả các loại hàng hóa khi xuất hay nhập khẩu cần phải dán nhãn vận chuyển ( shipping mark), theo Nghị định 111/2021/ NĐ- CP quy định shipping mark cần thể hiện các nội dung sau:

  • Xuất xứ của hàng hóa.
  • Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà Nhập khẩu.
  • Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa.

📢⛔THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA QUÝ KHÁCH, CÓ THỂ SẼ CÓ SỰ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC SO VỚI THÔNG TIN BÀI VIẾT. TRƯỚC KHI THƯC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÝ KHÁCH HÀNG HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT, TRÁNH CÁC PHÁT SINH KHI HÀNG HÓA THÔNG QUAN TẠI CỬA KHẨU.

💯💯 DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN 👑👑👑

✊ Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Hệ thống Dịch Vụ - Sky Queen Logistics
Hệ thống Dịch Vụ – Sky Queen Logistics

✊ Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.

💥💥 💥ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.

💢💢💢BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
// // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // // //