Nhập khẩu máy vi tính để bàn với mục đích các nhân hoặc kinh doanh thương mại tại Việt Nam tương đối dễ dàng, tuy nhiên khách hàng cần nắm vững các thông tin yêu cầu của quản lý nhà nước khi nhập khẩu mặt hàng này.
NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN – CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT.
Đối với các cá nhân hoặc tổ chức khi thực hiện nhập khẩu máy vi tính để bàn nhằm mục đích trưng bày, xử dụng, tạm nhập tái xuất sẽ không cần làm thủ tục công bố và kiểm tra hiệu suất năng lượng.
Mặt hàng máy vi tính để bàn nằm trong danh mục hàng hóa thông thường nên khách hàng được phép nhập khẩu bình thường nhưng cần lưu ý các điểm quan trọng sau.
- Công bố Hơp quy (trong trường hợp nhập khẩu để buôn bán thương mại).
- Kiểm tra và dán nhãn Hiệu suất năng lượng.
QUY ĐỊNH VÀ THUẾ KHI NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN
- Sản phẩm máy tính để bàn có thuế nhập khẩu không? Sản phẩm máy tính để bàn có thuế nhập khẩu từ 0~5% nhưng sẽ được miễn giảm khi có Chứng nhận xuất xứ đi kèm, tỷ lệ thuế miễn giảm phụ thuộc nước mà doanh nghiệp nhập khẩu
- Thuế GTGT của sản phẩm này là 10%.
- Mã Hs code sản phẩm máy tính để bàn nằm ở Chương 84 . Tùy vào đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp nhập khẩu về sẽ được áp mã Hs code để tính thuế nhập khẩu khác nhau.
- Sản phẩm này có cần kiểm tra chuyên ngành gì không? Có, sản phẩm máy tính để bàn cần làm Công bố Hợp quy và Kiểm tra hiệu suất năng lượng.
LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN
- Không được phép nhập khẩu máy vi tính để bàn đã qua xử dụng. Máy vi tính để bàn đã qua xử đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập của theo Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT. Của Bộ thông tin truyền thông.
- Làm chứng nhận Hợp quy Theo Thông tư 10/2020/TT-BTTTT. Giấy chứng nhận Hợp quy được cấp bởi Cục viễn thông.
Báo cáo tự đánh giá bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi.
- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax.
- Tên sản phẩm, hàng hóa.
- Hãng sản xuất.
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật.
- Số, ngày cấp kết quả đo kiểm sản phẩm. Kết quả đo kiểm này phải được cấp bởi đơn vị đo kiểm phục vụ hoạt động công bố hợp quy quy định tại khoản 2 Điều 5 Theo Thông tư 10/2020/TT-BTTTT cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo tự đánh giá.
- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
- Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.
- Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy.
Sau ba ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ nếu không có sai sót sẽ được cấp Chứng nhận hợp quy. Thời hạn của giấy Chứng nhận Hợp quy có giá trị trong vòng 3 năm.
- Kiểm tra hiệu suất năng lượng – Dán nhãn năng lượng: Theo Thông tư 36/2016/TT-BCT sản phẩm máy tính để bàn thuộc danh mục sau phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng cho màn hình khi lưu hành.
Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg thì mặt hàng màn hình máy tính phải được dán nhãn năng lượng.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng. Sau khi lấy mẫu và mang hàng về kho bảo quản, mẫu test được thực hiện tại trung tâm thử nghiệm. Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu được cấp bởi Phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định.
- Đơn đăng ký công bố dán nhãn năng lượng và bản công bố hợp chuẩn theo mẫu của bộ KH&CN.
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
- Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu.
- Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng
- Hóa đơn thương mại.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Bản sao Tiêu chuẩn áp dụng và kết quả chứng nhận.
- Catalogue.
- C/Q nhà sản xuất.
Sau khi nhận Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng doanh nghiệp lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
- Giấy công bố nhãn dán năng lượng cho sản phẩm.
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp.
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện.
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
- Về thông tin nhãn mark dán trên thiết bị cần ghi rõ và đầy đủ thông tin theo quy định hiện hành. Nhãn trên thiết bị bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
- a) Tên hàng hóa;
- b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- c) Xuất xứ hàng hóa;
- d) Tính năng và hướng dẫn xử dụng.
HỒ SƠ NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN KHI KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CỬA KHẨU.
Các chứng từ trong bộ hồ sơ nộp lên Hải quan đăng ký.
- Tờ khai hải quan.
- Hợp đồng thương mại.
- Hóa đơn thương mại.
- Danh sách đóng gói.
- Vận đơn.
- Catalog.
- Chứng nhận xuất xứ.
- Đơn đăng ký công bố dán nhãn năng lượng.
- Đơn đăng ký Công bố Hợp quy.
Sau khi kiểm tra hồ sơ Hải Quan cửa khẩu sẽ có một trong các quyết định sau:
- Trường hợp 1: Đồng ý cho doanh nghiệp mang hàng về bảo quản và lấy mẫu đi kiểm tra.
- Trường hợp 2: Khi có nghi ngờ về chủng loại, xuất xứ, số lượng, giá thành sản phẩm sẽ chuyển sang bộ phận Hải Quan kiểm hóa hoặc tham vấn giá. Sau khi kiểm tra xử lý sẽ thực hiện theo Trường hợp 1.
Khi nhận được Giấy chứng nhận Hợp quy và Hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp làm công bố và cập nhật hồ sơ lên hệ thống một cửa quốc gia. Nộp bản sao Kết quả kiểm tra chất lượng, hiệu suất năng lượng cho Hải quan kiểm quá để hoàn tất thủ tục thông quan.
Doanh nghiệp dán nhãn năng lượng và tem Hợp quy lên sản phẩm trước khi mang hàng hóa tiêu thụ ra thị trường.
DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN.
Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phong đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
+ ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng.
- Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép….
- Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế.
BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- Ủy thác thương mại
- 14 câu hỏi xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện
- Lần đầu nhập khẩu bạn cần làm gì
Comments are closed.