NHẬP KHẨU DẦU ĐẬU NÀNH. Dầu đậu nành là một loại dầu ăn thực vật rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Loại dầu này được ưa chuộng bởi nó được chiết xuất từ loại đậu giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đạm, chất béo cao. Đặc biệt nó còn cung cấp 3 loại Omega 3, 6, 9 vô cùng có lợi cho não bộ và thị giác. Bên cạnh đó, dầu đậu nành không chứa cholesterol xấu nên rất tốt cho sức khỏe tim mạnh.
Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng dầu đậu nành trong nấu nướng của người tiêu dùng ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu dầu nành từ các quốc gia như Brazil, Mỹ, Malaysia, Indonesia,…
Vậy thủ tục nhập khẩu dầu đậu nành vào Việt Nam như thế nào, cùng khám phá nhé.
QUY TRÌNH NHẬP KHẨU DẦU ĐẬU NÀNH
Chính sách nhập khẩu
chính sách nhập khẩu dầu đậu nành được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008.
- Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014.
- Thông tư 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 14/02/2017.
- Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
- Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021.
- Thông tư 11/2021/TT-BNN&PTNT ngày 20/09/2021.
Dầu đậu nành không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nhưng khi thực hiện nhập khẩu, cần chú ý Phải thực hiện tự công bố và An toàn thực phẩm (ATTP) cho dầu đậu nành khi nhập khẩu.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm
Trước khi nhập hàng về doanh nghiệp cần nhập khẩu mẫu hàng trước để thực hiện tự công bố sản phẩm. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Mẫu sản phẩm
- Giấy phép lưu hành tự do (free sales certificate)
- Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) – Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm dịch độc lập nước xuất xứ.
- Thời gian làm tự công bố tầm 15 đến 20 ngày.
Hồ sơ kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm
Khi đã có bản tự công bố sản phẩm thì nhập hàng về. khi hàng về tiến hành đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu
- Bản tự công bố sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm
- Packing List (Danh sách đóng gói hàng hóa)
- Khi đã có giấy đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu thì cầm bộ chứng từ kèm giấy đó mang đi mở tờ khai hải quan tại cảng hàng không hoặc cảng biển, sau đó thông quan lô hàng.
Mã HS và thuế nhập khẩu của dầu đậu nành
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam 2024 thì dầu đậu nành thuộc nhóm 1507. Như vậy khi doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này thì sẽ chịu hai loại thuế là:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi 5 – 15%
- Thuế GTGT 8%
khi nhập khẩu doanh nghiệp nên yêu cầu người bán cung cấp các chứng nhận xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan thấp nhất.
BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU DẦU ĐẬU NÀNH NỘP CHO HẢI QUAN
Theo Thông tư 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Danh sách đóng gói
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Hồ sơ tự công bố (thực hiện trước khi nhập khẩu)
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra ATTP
LƯU Ý
Mặt hàng Dầu cọ cần phải làm bản tự công bố sản phẩm và kiểm tra ATVSTP theo nghị định 15/2018/NĐ-CP trước khi tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Tất cả các loại hàng hóa khi xuất hay nhập khẩu cần phải dán nhãn vận chuyển (shipping mark), Và theo nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác, đây là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong quy trình xuất nhập khẩu.
- Hạn sử dụng.
- Thành phần định lượng.
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
- Thông tin, cảnh báo.
- Tên hàng hóa.
- Tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa.
- Tên nhà xuất khẩu ( shipper).
- Tên nhà nhập khẩu ( consignee).
- Xuất xứ hàng hóa.
📢⛔THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA QUÝ KHÁCH, CÓ THỂ SẼ CÓ SỰ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC SO VỚI THÔNG TIN BÀI VIẾT. TRƯỚC KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÝ KHÁCH HÀNG HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT, TRÁNH CÁC PHÁT SINH KHI HÀNG HÓA THÔNG QUAN TẠI CỬA KHẨU.
💯💯 DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN 👑👑👑
✊ Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
✊ Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
💥💥 💥ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- 👉Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng. 🏭
- 👉Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác. ✍️
- 👉Dịch vụ khai thuê hải quan. 🚧
- 👉Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép…. 📃
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế. 🚢
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế. ✈
- 👉Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế. 🚛
- 👉Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế. 📦
💢💢💢BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- 👉Ủy thác thương mại
- 👉14 câu hỏi xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện
- 👉Lần đầu nhập khẩu bạn cần làm gì