Nhập khẩu dầu nhớt. Nhắc đến dầu nhớt chắc ai cũng có thể hiểu được phần nào về lợi ích của nó. Được sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau như là: làm giảm sự ma sát, làm chất bôi trơn cho dụng cụ máy móc, thiết bị,…Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc ngành công nghiệp,…
Hiện nay, Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, có rất nhiều chủ doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu dầu nhớt về kinh doanh, thương mại.
- Nhập khẩu dầu nhớt có cần xin giấy phép không?
- Hay thuế suất nhập khẩu cho mặt hàng này là bao nhiêu? Có cao không?
QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU DẦU NHỚT BÔI TRƠN
Giống với các sản phẩm thông thường thì để nhập khẩu về buôn bán, thương mại cần làm thủ tục thông quan hàng hóa trước khi đưa ra thị trường nhằm mục đích kinh doanh buôn bán. Nhưng đối với sản phẩm dầu nhớt này để làm được thủ tục thông quan hàng hóa, chúng ta cần phải làm công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Vậy để làm công bố hợp quy cần những chứng từ gì? Kiểm tra chất lượng ra sao? Để tối ưu hóa chi phí cho khách hàng cùng như chủ doanh nghiệp.
Thủ tục công bố hợp quy dầu nhớt
Bản công bố hợp quy bao gồm:
Để có thể công bố hợp quy sản phẩm dầu nhớt, doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành thử nghiệm, đo kiểm mẫu. Sau khi có kết quả và giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN.
HỒ SƠ BAO GỒM:
- – Bản công bố hợp quy
- – Vận tải đơn (Bill of Lading)
- – Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- – Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Thủ tục đăng kí kiểm tra chất lượng
Bản đăng kí kiểm tra chất lượng bao gồm:
- – Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng.
- – Chứng nhận xuất xứ hàng hoá hay còn gọi là C/O (nếu có).
- – Hợp đồng thương mại (Sales Contract).
- – Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
- – Nhãn phụ hình ảnh công bố hợp quy.
Sau khi có Công bố hợp quy và giấy đăng kí kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp nộp bổ sung cùng hồ sơ hải quan, tiến hành thông quan hàng hóa.
HS CODE VÀ THUẾ NHẬP KHẨU DẦU NHỚT
Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam phân chia dầu nhớt (dầu nhờn) thành 2 nhóm như sau:
- Phân nhóm 2710, mã HS code: 2710.19.43, 2710.19.4, thuế NK từ 5 – 20% và thuế VAT là 10%.
- Phân nhóm 3403, mã HS code 34031990, thuế NK 10% và thuế VAT 10%.
- Trong trường hợp không xác định được rõ mã định danh của sản phẩm thì mình dựa vào 6 nguyên tắc áp HS Code vào sản phẩm.
DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN.
Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phong đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
+ ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng.
- Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép….
- Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế.
BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- Ủy thác thương mại
- 14 câu hỏi xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện
- Lần đầu nhập khẩu bạn cần làm gì
Comments are closed.