Tạm xuất-tái nhập là như thế nào? Khi bạn là doanh nghiệp nhập hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam đã sử dụng được một thời gian bắt đầu các linh kiện trong hàng hóa bạn nhập về bị lỗi không sử dụng được tiếp. Bắt buộc bạn phải gửi về nước đó để sửa do ở Việt Nam các linh kiện không phù hợp với mặt hàng bạn nhập.
Khi bạn gửi sang chỗ người bán thì họ đã sửa xong hàng cho bạn nhưng họ gửi cho hóa đơn bắt bạn phải thanh toán thì mới gửi hàng về Việt Nam. Vậy thì bạn cần phải làm gì? Thanh toán như nào và khi hàng về lại Việt Nam có cần phải khai báo hải quan nữa hay không?
Tạm xuất-Tái nhập là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm tạm xuất-tái nhập như sau: Tạm xuất-tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Tiếp theo sẽ có 02 trường hợp xảy ra khi thực hiện tạm xuất-tái nhập đó là:
Mục Lục
ToggleTH1: Có mở tờ khai Tạm xuất-Tái nhập
- Trước khi gửi sang nước ngoài để sửa chữa và mang về lại Việt Nam sử dụng có mở tờ khai Tạm xuất–Tái nhập. Khi gửi sang nước ngoài họ sửa chữa xong gửi Invoice yêu cầu thanh toán thì chỉ cần mang thỏa thuận ban đầu khi mở tờ khai Tạm xuất–Tái nhập ra ngân hàng cùng với Inovice mà người bán gửi để thanh toán và người bán sẽ gửi hàng về lại Việt Nam.
- Sau khi hàng gửi về, bạn tạm xuất đi về đây phải mở tờ khai tái nhập. Tùy theo bạn xuất ở sân bay nào thì nhập ở sân bay đó, mở tờ khai hải quan nào thì phải mở tờ khai hải quan ở đó.
TH2: Không có mở tờ khai Tạm xuất-Tái nhập
- Đối với trường hợp này, khi bạn tự ý xuất khẩu mặt hàng cần sửa chữa sang nước sản xuất mà không có mở tờ khai Tạm xuất–Tái nhập thì khi đó bạn sẽ không thể thanh toán tiền sửa chữa thông qua ngân hàng và cũng không được nhập mặt hàng đó bởi vì bạn không có mở tờ khai Tạm xuất–Tái nhập thì sao được phép nhập về. Khi bạn xuất sang để sửa chữa thì mang về đây sẽ thành mặt hàng đã qua sử dụng, tùy thuộc từng mặt hàng cụ thể thì Hải quan không cho phép bạn nhập khẩu.
- Khi bạn cố tình muốn nhập khẩu về, khai là máy móc mới chẳng hạn thì khi đó nhập về sẽ tự chịu trách nhiệm vì theo quy định thì mặt hàng đó không được phép nhập khẩu. Không những bạn phải tốn tiền xuất sang sửa chữa mà còn tốn thêm tiền bị Hải quan phạt mà cũng không nhận được hàng nữa.
- Do đó, khi bạn đang sử dụng các loại máy móc dùng cho sản xuất hoặc trong kinh doanh cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng mà máy móc có hư hỏng mà các nguyên phụ liệu tại nước Việt Nam không sử dụng được phải xuất sang nước sản xuất thì bắt buộc bạn phải mở tờ khai Tạm xuất–Tái nhập.
Cách mở tờ khai Tạm xuất–Tái nhập
- Làm biên bản thể hiện mặt hàng bạn nhập về sử dụng đang hư về vấn đề gì? hư hỏng như thế nào?
- Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu khi nhập mặt hàng đó về.
- Gửi biên bản + bộ chứng từ nhập khẩu sang bên giám định sắp xếp thời gian xuống để kiểm tra mặt hàng, xác nhận những gì khai báo là chính xác từ đó ra được chứng thư. Thời gian tầm khoản 1-2 ngày. Về chi phí thì bên giám định sẽ xuất trực tiếp hóa đơn + chứng thư, tầm khoảng vài triệu theo từng mặt hàng.
- Chứng thư có thì phải làm thêm cái thỏa thuận giữa bạn và người bán phải đồng ý nhận mặt hàng này để sửa chữa. Phải lưu ý là người bán sẽ sửa chữa mặt hàng của bạn tốn bao nhiêu tiền. Thỏa thuận phải thể hiện số tiền cụ thể mà bạn sẽ thanh toán, thời gian sửa chữa mất bao lâu và khi nào sẽ giao hàng về Việt Nam.
- Bạn cần phải làm rõ với bên người bán bởi vì khi thời gian bạn để quá hạn chế, hàng về trễ hơn với thời gian bạn ký thỏa thuận thì Hải quan sẽ phạt bạn vì thời gian đã qua thời gian dự kiến bạn nhập trở về lại.
- Sau khi có chứng thư thì mới mở được tờ khai Tạm xuất–Tái nhập.
Hàng nhập Tạm xuất-Tái nhập có đóng thuế không?
Nghĩa vụ thuế khi tạm xuất-tái nhập. Mặt hàng mà bạn có dự định xuất trở lại nước sản xuất để sửa chữa thì khi bạn nhập khẩu về lại Việt Nam thì vẫn có đóng thuế. Tuy nhiên, thuế đóng dựa trên số tiền bạn sửa chữa máy móc, đó là Invoice mà nhà sản xuất nước ngoài sửa chữa còn về mặt hàng bạn nhập thì không phải đóng thuế nữa.
Như các thông tin ở trên chúng ta có thể thấy việc tạm xuất-tái nhập là không có gì khó khăn, chỉ cần các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các bước và cung cấp đầy đủ chứng từ theo yêu cầu với cơ quan chức năng. Để nhận được tư vấn trực tiếp chi tiết hơn về hàng hóa tạm xuất-tái nhập của bạn vui lòng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Sky Queen.
DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN.
Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phong đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
+ ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng.
- Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép….
- Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế.
BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
Comments are closed.