Giấy chứng nhận xuất xứ là gì? “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.” Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT
NHIỆM VỤ CỦA CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA.
Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.”
Như vậy, giấy chứng nhận C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dùng để nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2018/TT-BCT.
THỰC HIỆN THỦ TỤC CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA KHI.
- Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đề nghị của thương nhân hoặc do thương nhân tự chứng nhận đối với các trường hợp không thuộc quy định tại 2 đối tượng như trên.
LOẠI HÀNG HÓA NÀO THÌ CÓ THỂ LÀM CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA.
Việc cấp hay chấp nhận Chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Quy định trong Luật quản lý ngoại thương căn cứ theo Nghị định Số: 31/2018/NĐ-CP.
Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc
- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Hàng hóa quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp sau:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại Khoản 2 Điều này.
- Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, với Điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
- Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại Khoản 7 Điều này được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế.
- Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
Điều 8. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Hàng hóa quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
- Bộ Công Thương ban hành Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại Khoản 1 Điều này và hướng dẫn cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.
KHAI BÁO ĐĂNG KÝ HỒ SƠ THƯƠNG NHÂN
Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – C/O được Bộ Công Thương ủy quyền (sau đây gọi tắt là Tổ chức cấp C/O); hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – C/O.
Hồ sơ đăng ký thương nhân gồm:
- – Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – C/O và con dấu của thương nhân (Mẫu số 01 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
- – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y bản chính của thương nhân);
- – Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
- – Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – C/O (Mẫu số 03 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
b) Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
d) Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi theo mẫu tương ứng do Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-BCT);
g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
i) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như:
Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Bước 3: Tổ chức cấp CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:
- Chấp nhận cấp CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – C/O.
- Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể chứng từ cần bổ sung)
- Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này)
- Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
- Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).
Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.
Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O.
Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.
Thông thường sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ khoảng 2 tiếng sẽ nhận được yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót.
Trong trường hợp hồ sơ đúng doanh nghiệp sẽ được trả kết quả cấp CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA sau 8 giờ làm việc.
Đối với hồ sơ đăng ký CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA trên www.ecosys.gov.vn nếu doanh nghiệp phải cập nhật điều chỉnh lại hồ sơ thì thời gian trả hồ sơ sẽ qua ngày hôm sau. Nếu hồ sơ đầu vào đúng doanh nghiệp sẽ nhận kết quả sau 6 giờ làm việc.
THÔNG TIN TRÊN CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Tên hàng hóa: Tên sản phẩm của hai thị trường có cùng tên gọi.
Số lượng hàng hóa.
Ngoài thông tin người mua người bán căn cứ theo hợp đồng thương mại. Trên CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA còn chứa mã Hs code của sản phẩm, có hai trường hợp như sau.
Trường hợp 1: Mã Hs code của nước nhập khẩu cùng với mã của nước xuất khẩu.
Trường hợp 2: Mã Hs code của nước nhập khẩu khác với mã của nước xuất khẩu đối với cùng một mặt hàng, người bán được phép sử dụng mã Hs code của nước nhập khẩu trên CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA, và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã Hs code nước nhập khẩu do người bán khai báo.
CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – ĐIỆN TỬ.
Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký trên www.ecosys.gov.vn để làm CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – ĐIỆN TỬ doanh nghiệp sẽ nhận kết quả sau 6 giờ làm việc nếu không có sai sót và gửi bằng đường Email về hòm thư của doanh nghiệp.
DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN.
Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phong đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
+ ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng.
- Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép….
- Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế.
BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- Ủy thác thương mại
- 14 câu hỏi xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện
- Lần đầu nhập khẩu bạn cần làm gì
Comments are closed.