Giá FOB hay CIF hoặc các hình thức giá dịch vụ khác trong Incoterms được sửa đổi theo các phiên bản 2000, 2010 và phiên bản 2020 sẽ có tới 12 điều kiện cơ bản mà nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc bạn đi làm ở công ty xuất nhập khẩu có liên quan, bạn cần phải nắm vững kiến thức về Incoterms vì nó góp phần quan trọng và giúp cho công việc của mình tốt hơn.
Đối với các bài viết trước thì mình đã chia sẻ cho các bạn 12 điều kiện trong Incoterms 2020 là gì và cách để nhớ các điều kiện như bảng cửu chương. Nếu các bạn muốn tìm hiểu hãy subscribe kênh Youtube và có thể tìm hiểu chi tiết hơn.
TRÁCH NHIỆM & NGHĨA VỤ CỦA ĐIỀU KIỆN FOB HAY CIF LÀ GÌ?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua và người bán ở hai điều kiện:
FOB – Free on Board hay còn gọi là giao hàng trên tàu. Ở điều kiện này, quy định trách nhiệm của người bán, người mua như sau:
+ Trách nhiệm của người bán:
- Vận chuyển hàng đến cảng xuất khẩu.
- Làm tất cả các thủ tục xuất khẩu + đóng local charge xuất khẩu.
- Đóng thuế xuất khẩu (nếu có).
+ Trách nhiệm của người mua:
- Chủ động book tàu + trả cước tàu.
- Làm tất cả các thủ tục nhập khẩu + đóng local charge nhập khẩu.
- Đóng thuế nhập khẩu + VAT (nếu có).
- Mua bảo hiểm cho lô hàng.
CIF– Cost, Insurance and Freight hay còn gọi là tiền hàng, bảo hiểm và cước phí. Ở điều kiện này, quy định trách nhiệm người bán, người mua như sau:
+ Trách nhiệm của người bán:
- Vận chuyển hàng đến cảng xuất khẩu.
- Làm tất cả các thủ tục xuất khẩu + đóng local charge xuất khẩu.
- Đóng thuế xuất khẩu (nếu có).
- Thuê tàu.
+ Trách nhiệm của người mua:
- Làm tất cả các thủ tục nhập khẩu + đóng local charge nhập khẩu.
- Đóng thuế nhập khẩu + VAT (nếu có).
- Mua bảo hiểm cho lô hàng.
CÁC DOANH NGHIỆP KHI NHẬP KHẨU NÊN LỰA CHỌN FOB HAY CIF?
Khi bạn mua hàng theo điều kiện FOB thì người mua sẽ là người được chủ động book tàu, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được lịch tàu bởi vì khi bạn nhập hàng về kinh doanh buôn bán thì cái lịch tàu rất là quan trọng, nó sẽ liên quan đến thời gian sản xuất ra thành phẩm và ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng đối với khách hàng khi mà đã ký hợp đồng và dự kiến thời gian giao hàng cho khách.
Thông thường, sẽ có một số hoặc là hầu hết là mình sẽ thông báo với khách hàng về thời gian giao hàng. Vì thế lịch tàu rất quan trọng đối với mình. Với điều kiện FOB thì sẽ kiểm soát lịch tàu bằng việc book tàu và chủ động nắm được biến động về giá cước của thị trường. Giá cước nắm được trong tay bao gồm cước vận chuyển quốc tế cho đến tất cả các loại local charge.
Điều cuối cùng, mình sẽ chủ động được các giấy tờ, chứng từ liên quan có nghĩa là khi bàn giao giấy tờ, chứng từ cho đơn vị FWD thì công ty đó sẽ gửi lại tất cả các Bill nháp điều chỉnh và họ sẽ hỗ trợ bạn làm luôn các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu.
Như vậy, khi đưa cho họ kiểm tra hết tất cả các chứng từ thì bạn sẽ hạn chế về lỗi sai trong giấy tờ và công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, chứng từ được hạn chế sai và nói chung là bạn phải làm với công ty FWD uy tín thì chứng từ sẽ giao cho bạn đúng hạn, theo đúng tiến độ dự định ban đầu.
Chẳng hạn, khi bạn nhập khẩu từ cảng Shenzhen về Việt Nam, ETD ngày 25 thì 4 ngày sau hàng đã về tới Việt Nam rồi. Khi hàng on board mới được làm C/O bạn phải mất thêm 1 ngày để làm C/O nhưng nhiều khi nó bị kẹt mà lại cần hàng gấp thì FWD sẽ giúp bạn trình ngày on board trước ngày tàu chạy để xử lý C/O trước và gửi C/O về Việt Nam sớm.
Khi hàng về cảng thì có thể nhận được hàng. Thêm vào đó thì người nhập khẩu sẽ được chủ động thanh toán trong điều kiện FOB là khi hàng về đến cảng Việt Nam mới thanh toán tiền cước và local charge mà không cần phải thanh toán trước cho người bán.
LÝ DO NÀO LÀM CÁC DOANH NGHIỆP MUA THEO ĐIỀU KIỆN CIF THAY VÌ FOB?
Với lý do là một số nhà máy quy định bán theo hình thức CIF hay CFR thì doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu. Đặc biệt là rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sai lầm với suy nghĩ “nhập FOB sẽ mất rất nhiều thời gian, không đủ thời gian đủ để control lô hàng mà nhập CIF hay CFR thì để người bán họ sẽ lo hết và mình chỉ có việc nhận hàng thôi”.
Điều đó sẽ dẫn đến người mua sẽ bị phụ thuộc về lịch tàu do người bán book tàu và tiền cước sẽ được báo trước, tuy nhiên thì local charge ở đầu Việt Nam thì do FWD thông báo và local charge báo cao quá thì sẽ mất nhiều thời gian để liên hệ. Điều cuối cùng sẽ liên quan đến chứng từ, chứng từ sẽ không kiểm soát được, mình sẽ thụ động khi phải chờ bên kia họ làm chứng từ gửi về và trong trường hợp chứng từ sai thông tin thì phải là sao? Bất kỳ thông tin nào cũng không thể chủ động được vì mình phải phụ thuộc vào người bán.
Khi xảy ra tình trạng Bill sai về tới Việt Nam thì phải báo ngược lại cho người bán là Bill bị sai và người bán sẽ phải chỉnh sửa và gửi ngược lại tới người mua, rất là mất thời gian. Như vậy, mình phải mất thêm nhiều ngày thì mình mới giải quyết được sai Bill và hàng của mình vẫn ngoài cảng, không thể lấy hàng về kho, không kịp theo tiến độ ban đầu dự định.
Khi đó việc mua theo điều kiện CIF thì tiền cước có phải thanh toán cho nhà cung cấp trước không? Tất nhiên là có, mình phải bỏ tiền ra trước để thanh toán, khi thanh toán cho nhà cung cấp thì nó ảnh hưởng tới cái chi phí đầu ra làm cho nguồn tiền của mình bị tồn động. Lúc mà giá cước rẻ thì hôm sau hoặc là mình nhập hàng ở một số nước Châu Á thì không có đáng kể, nhưng mà mình nhập hàng ở một số nước châu Âu hoặc EU nào đó mình phải trả một cái khoản tiền lớn trước khi hàng về cảng.
VÌ SAO KHI NHẬP KHẨU NÊN CHỌN ĐIỀU KIỆN FOB THAY VÌ CIF?
Trong vai trò của chủ doanh nghiệp, khi mà xem được thông tin này thì phải kiểm tra lại là những cái nào cần để chủ động hơn trong việc book tàu.
Hàng hóa của mình là mình phải control được, mình không thể nào phụ thuộc người khác. Khi mà mình đã mua hàng, mình tốn tiền, mình có lịch sản xuất hết, mình có lịch lên hàng bán cho khách hàng luôn mà mình cứ ngồi, mình đợi đợi mãi, không biết khi nào hàng về và bản thân không control được. Điều đó, mình sẽ bị áp lực khi hàng chưa về kịp cho mình, vì thế là mình hãy làm sao để mình chủ động được trong cái việc book tàu để hạn chế được áp lực.
Tuy nhiên, có nhiều nhà máy họ đâu có đồng ý bán FOB đâu, mình mua hàng của họ thì mình phải chấp nhận. Như vậy thì mình cũng đâu có mua được FOB đâu, nên là mỗi doanh nghiệp mua hàng ở các nước khác nhau hay là mua hàng bởi nhà cung cấp nào khác thì hãy cân nhắc lựa chọn điều kiện có lợi cho mình.
DỊCH VỤ TẠI SKY QUEEN.
Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực Hậu Cần – Logistics chúng tôi hiện đã thiết lập được mạng lưới hơn 200 Đại lý trên toàn thế giới. Có Văn phong đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Chúng tôi cũng là đối tác lâu năm với các hãng tàu, hãng hàng không, với hệ thống đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ đem tới Quý Khách Hàng dịch vụ trọn gói với các phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn, nhằm tối ưu chi phí và thời gian, nâng cao hiểu quả trong sản xuất kinh doanh của Quý Khách Hàng.
+ ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HỒ SƠ HÀNG HÓA CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN VỀ CÁCH LỰA CHỌN, KÊ KHAI MÃ HS CODE, VIỆC NÀY LÀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG TỐI ƯU CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ SẢN PHẨM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
- Dịch vụ tìm nhà cung cấp, nguồn hàng.
- Dịch vụ xuất-nhập khẩu ủy thác.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, công bố, xin giấy phép….
- Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường không nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ giao hàng cá nhân quốc tế.
BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- Ủy thác thương mại
- 14 câu hỏi xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện
- Lần đầu nhập khẩu bạn cần làm gì
Comments are closed.